MACD là gì? Hướng dẫn sử dụng MACD để giao dịch chuyên sâu

Chỉ báo MACD là công cụ phân tích kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong đầu tư chứng khoán, forex, hàng hóa để phản ánh biến động và cung cấp tín hiệu mua – bán. Vậy MACD là gì? Cách thực hiện MACD như thế nào để giúp nhà đầu tư nhận định tình hình chính xác hơn? Cùng fininvests tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.
- Top 6 chỉ báo khối lượng giao dịch trong Forex phổ biến và hiệu quả
- Chỉ báo Money Flow Index (MFI) là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ số MFI
#Kiến_thức_phục_vụ_NGHỀ_Trading
Chỉ báo MACD là gì?
Đường MACD (Moving Average Convergence Divergence) là đường trung bình động hội tụ phân kỳ. MACD được ra đời vào năm 1979 bởi ông Gerald Appel khởi xướng.
Đường MACD được tính toán và xây dựng dựa trên các đường trung bình động EMA, thể hiện mối quan hệ giữa các đường trung bình với chu kỳ khác nhau. Nhờ đó, chúng thể hiện được động lượng theo xu hướng của thị trường.
MACD vừa là một chỉ báo xu hướng, vừa là một chỉ báo động lượng. Do đó, chúng được giới trader vô cùng yêu thích và áp dụng rộng rãi.
Chỉ báo MACD cung cấp 3 loại tín hiệu, bao gồm:
- MACD Crossover (Chỉ báo xu hướng MACD)
- MACD Divergence (MACD phân kỳ)
- MACD Overbougt/Oversold (MACD quá mua/quá bán)
Có thể bạn quan tâm: Sàn STP Forex là gì? Giải pháp giúp đảm bảo lệnh của trader
Công thức tính chỉ báo MACD
MACD là kết quả của đường trung bình động (EMA) 12 ngày trừ đi đường trung bình động 26 ngày.
MACD = EMA (12) – EMA (26)
Dựa vào công thức trên, ta có:
- EMA (12) > EMA (26) thì MACD dương.
- EMA (12) < EMA (26) thì MACD âm
Bên cạnh đường MACD cơ bản sẽ có thêm đường tín hiệu đi song hành. Thông thường trên biểu đồ, đường MACD được quy định là màu xanh và đường tín hiệu là màu đỏ. Đường tín hiệu là kết quả của đường trung bình động 9 ngày của MACD. Ta có:
- MACD giao với đường tín hiệu từ dưới lên trên, cung cấp tín hiệu giá tăng so với mức hiện tại. Các trader có thể thực hiện lệnh sell.
- MACD giao với đường tín hiệu từ trên xuống dưới, cung cấp tín hiệu giá giảm so với mức hiện tại. Các trader có thể thực hiện lệnh buy.

Cấu trúc của chỉ báo MACD (Biểu đồ: tradingview.com)
Xem thêm: Cách áp dụng phương pháp giao dịch Breakout thành công
Hướng dẫn cách đọc chỉ báo MACD
Gồm 4 thành phần chính:
- Đường MACD: Xác định xu hướng giá
- Đường tín hiệu: Cung cấp tín hiệu sắp xuất hiện xu hướng đảo chiều về giá.
- Biểu đồ Histogram: phản ánh sự phân kỳ và hội tụ do đường MACD và đường tín hiệu tạo nên. Khi đường 2 đường EMA chuyển động ra xa nhau thì diễn ra phân kỳ. Ngược lại, khi 2 đường EMA chuyển động lại gần nhau thì diễn ra hội tụ.
- Đường Zero: tham chiếu để đánh giá xu hướng mạnh hay yếu.
Đọc thêm: ASIC là gì? Cách ASIC bảo vệ nhà đầu tư Forex
#Thực_chiến_NGHỀ_Trading
4 phương pháp giao dịch với đường MACD trong chứng khoán, forex
1. Giao dịch khi đường MACD cắt đường trung tâm
Khi đường MACD nằm trên đường trung tâm là thị trường ở xu hướng tăng. Ngược lại là xu hướng giảm. Khi có tín hiệu để “đón đầu” xu hướng theo cách này chính là khi đường MACD cắt lên hoặc cắt xuống đường trung tâm:
- Khi đường MACD từ bên dưới cắt đường 0 và di chuyển lên trên, tín hiệu cho một chu kỳ tăng giá. Lúc này, các bạn có thể đặt ngay một lệnh mua tại thời điểm đó.
- Khi đường MACD đang từ phía trên cắt xuyên qua đường trung tâm xuống phía dưới, lúc này có thể đặt một lệnh bán
Giao dịch khi đường MACD cắt đường trung tâm (Nguồn: Internet)
Ngoài ra, việc MACD cắt đường trung tâm cũng có thể là tín hiệu thoát lệnh đang giữ. Nếu các bạn đang có lệnh mua, hãy chốt lời hoặc cắt lỗ khi đường MACD cắt xuống so với đường 0. Ngược lại, các bạn hãy thoát lệnh bán khi đường MACD cắt đường 0 theo hướng lên trên.
2. Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal
Với phương pháp này, tín hiệu mua sẽ xuất hiện khi đường MACD vượt lên trên đường Signal. Trong khi đó, tín hiệu bán sẽ xuất hiện khi đường MACD đâm xuống và cắt đường Signal.

Tín hiệu giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal (Nguồn: Internet)
Và tương tự như với đường trung tâm, các bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu cắt nhau giữa đường MACD và đường Signal làm tín hiệu thoát lệnh đang nắm giữ để tối ưu lợi nhuận, hạn chế rủi ro.
3. Giao dịch với tín hiệu phân kỳ giá
Phân kỳ xuất hiện là tín hiệu cho thấy giá có thể sắp đảo chiều. Do đó, trader chỉ cần thực hiện ngay một lệnh giao dịch đảo chiều khi nhận thấy sự xuất hiện của phân kỳ để nắm bắt những con sóng lớn.
Tuy nhiên cũng lưu ý rằng, MACD thường tạo ra khá nhiều tín hiệu phân kỳ giả. Vì vậy hãy chú trọng vấn đề quản lý vốn và rèn luyện bản thân có thật nhiều kinh nghiệm để tự mình phát hiện ra được những tín hiệu giả. Từ đó, sẽ tránh được những rủi ro không đáng có.
4. Giao dịch khi Histogram chuyển từ âm sang dương và ngược lại
Histogram = Đường MACD – Đường Signal
- Khi đường Histogram chuyển từ âm sang dương, tức là biểu đồ chuyển từ đỏ sang xanh, thị trường đang trong xu hướng tăng. Lúc này, các bạn nên đặt lệnh mua.
- Ngược lại, khi Histogram chuyển từ dương sang âm (biểu đồ từ màu xanh chuyển sang màu đỏ), các bạn nên đặt lệnh bán.
Chiến lược giao dịch với chỉ số MACD nâng cao
Sau khi thành thạo các tín hiệu và các chiến lược cơ bản, các bạn có thể tìm hiểu thêm về các chiến lược nâng cao khi kết hợp MACD với những công cụ và chỉ báo khác, từ đó có được những tín hiệu đáng tin cậy hơn, xác suất thắng cao hơn.
Ví dụ, các bạn có thể kết hợp MACD với các tín hiệu Price Action như trong trường hợp dưới đây:

MACD kết hợp Price Action (Nguồn: Internet)
Trong biểu đồ trên, giá và MACD xuất hiện một phân kỳ giảm, các bạn có thể sẽ băn khoăn không biết giá có quay đầu giảm hay không.
Tuy nhiên, ở cuối phân kỳ giảm các bạn nhận thấy sự xuất hiện của một cây Pinbar giảm, và đó chính là một tín hiệu chắc chắn nhất cho thấy rằng giá có xác suất rất cao sẽ bước vào một đợt giảm mạnh.
Trên đây chỉ là một ví dụ nhỏ trong việc kết hợp MACD với Price Action. Ngoài ra, các bạn cũng có thể tìm hiểu hoặc tự mình phát triển thêm những chiến lược khác với MACD sau khi đã làm chủ được chỉ báo này.
Xem thêm: Chỉ báo Money Flow Index (MFI) là gì? Chiến lược giao dịch hiệu quả với chỉ số MFI
Tổng kết
Qua bài viết, hy vọng các bạn đã hoàn toàn hiểu được MACD là gì. Nếu như mọi người muốn tự xây dựng cho mình một chiến lược mới với MACD, hãy nhớ backtest thật kỹ lưỡng trước khi đưa nó vào sử dụng trong thực tế nhé. Ngoài ra, cũng đừng quên cập nhật đầy đủ những kiến thức liên quan tại fininvests để có thể xây dựng được một chiến lược hiệu quả nhất.
Chúc các bạn giao dịch an toàn và hiệu quả.