Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số chứng khoán quan trọng Việt Nam và Mỹ

Chỉ số chứng khoán là gì? Các chỉ số chứng khoán quan trọng Việt Nam và Mỹ

Cổ Phiếu Thị Trường Chứng Khoán
11/01/2023 by Kim Nguyệt
797
Chỉ số chứng khoán là chỉ số phản ánh giá trị một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán quan trọng nhất là VN-INDEX, HNX-INDEX, Dow Jones, S&P50,… Chỉ số chứng khoán là gì? Chỉ số chứng khoán là một nhóm cổ phiếu xác định trên thị trường
Screenshot-1710

Chỉ số chứng khoán là chỉ số phản ánh giá trị một nhóm cổ phiếu cụ thể trên thị trường chứng khoán. Các chỉ số chứng khoán quan trọng nhất là VN-INDEX, HNX-INDEX, Dow Jones, S&P50,…

Chỉ số chứng khoán là gì?

Chỉ số chứng khoán là một nhóm cổ phiếu xác định trên thị trường chứng khoán của một quốc gia, phản ánh chính xác tình hình của thị trường kinh tế và thị trường chứng khoán của quốc gia đó. Chỉ số chứng khoán được tổng hợp từ danh mục các cổ phiếu theo phương pháp tính nhất định. Thông thường là tập hợp các cổ phiếu đầu ngành (bluechip) vì những cổ phiếu này có vốn hóa lớn và có khả năng dẫn dắt thị trường.

 

Các chỉ số chứng khoán là dữ liệu để đo độ mạnh nền kinh tế

Các chỉ số chứng khoán là dữ liệu để đo độ mạnh nền kinh tế (Nguồn: Internet)

 

Các chỉ số được áp dụng trong thị trường chứng khoán được chia thành nhiều loại dựa vào tính chất của việc thống kê. Trong đó, 3 loại chỉ số quan trọng nhất nhất là chỉ số chứng khoán quốc giachỉ số phân tích tài chính và chỉ số phân tích kỹ thuật chứng khoán.

 

Các chỉ số chứng khoán Việt Nam quan trọng nhất

1. Chỉ số VN-Index

VN-Index là chỉ số đại diện cho Sở HOSE từ khi thị trường chứng khoán đi vào hoạt động, đại diện cho tất cả cổ phiếu được niêm yết và giao dịch trên HoSE.

VN-Index có giá trị cơ sở ban đầu là 100 điểm, vào ngày cơ sở là ngày đầu tiên thị trường đi vào hoạt động 28/7/2000.

Ví dụ: chỉ số VN-Index ngày 3/12/2021 đang là 1443 điểm. Điều này có nghĩa là tổng giá trị thị trường của tất cả các cổ phiếu đang niêm yết trên sàn HOSE có giá trị gấp 14.443 lần giá trị gốc ngày 28/7/2000.

Công thức tính:

Chỉ số VN Index = (Giá trị thị trường hiện hành/Giá trị thị trường cơ sở) x 100

(Tần suất tính: 1 phút/lần)

Nguồn: QĐ-04/2012/SGDHCM

 

Chỉ số VN- Index là chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam

Chỉ số VN- Index là chỉ số quan trọng nhất của thị trường chứng khoán Việt Nam (Nguồn: Internet)

 

2. Chỉ số VN30-index

Chỉ số VN30 là kết quả đo lường sự thay đổi trong giá trị vốn hóa thị trường đối với top 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Các công ty được xét trong chỉ số VN30 thường sẽ chiếm đến hơn 80% tổng giá trị vốn hóa trên thị trường.

Chỉ số được tính gồm 30 công ty niêm yết trên sàn HOSE, có vốn hóa thị trường và tính thanh khoản cao nhất, chiếm khoảng 80% tổng giá trị vốn hóa và 60% tổng giá trị giao dịch toàn thị trường.

Công thức tính:

VN30 Index = Giá trị vốn hóa thị trường hiện tại / Giá trị vốn hóa thị trường cơ sở = CMV/BMV.

CMV = Giá cổ phiếu i x Số lượng cổ phiếu i đang lưu hành x Tỷ lệ cổ phiếu i tự do chuyển nhượng (free-float) x Giới hạn tỷ trọng cổ phiếu i trong rổ chỉ số

BMW là hệ số chia. Tính chất của hệ số này là sẽ thay đổi theo cơ cấu cổ phiếu niêm yết tại mỗi thời điểm.

(Tần suất tính: 1 phút/lần)

Nguồn: QĐ-04/2012/SGDHCM

 

Chỉ số VN30 là tập hợp 30 cổ phiếu có chỉ số vốn hóa lớn tại Việt Nam

Chỉ số VN30 là tập hợp 30 cổ phiếu có chỉ số vốn hóa lớn tại Việt Nam (Nguồn: Internet)

 

3. Chỉ số HNX30 Index

Chỉ số HNX30 là chỉ số giá dựa trên giá trị vốn hóa thị trường có điều chỉnh tỷ lệ cổ phiếu tự do chuyển nhượng của 30 công ty được lựa chọn từ danh sách các công ty niêm yết trên SGDCK Hà Nội dựa trên tiêu chí lựa chọn nhất định.

Công thức tính:

HNX30 Index = (Giá trị thị trường tại thời điểm hiện tại x Điểm cơ sở) / Hệ số chia

Giá trị thị trường thời điểm hiện tại (MV) = Tổng giá trị giao dịch gần nhất x khối lượng cổ phiếu đang lưu hành đã điều chỉnh theo tỷ lệ free-float

Hệ số chia = Giá trị thị trường của ngày cơ sở

Tần suất xem xét: 6 tháng / lần (Cụ thể là ngày giao dịch cuối cùng của tháng 3 và tháng 9 mỗi năm)

Nguồn: www.hnx.vn

4. Chỉ số Upcom index

Chỉ số Upcom Index phản ánh sự biến động giá của toàn bộ các cổ phiếu trên thị trường giao dịch chứng khoán Việt Nam của các công ty đại chúng chưa niêm yết.

Công thức tính:

UPCOM Index = (Tổng giá trị thị trường thời điểm hiện tại / Tổng giá trị thị trường gốc) x 100

Giá trị thị trường thời điểm hiện tại (MV) = Giá trị thị trường của cổ phiếu x số lượng cổ phiếu niêm yết trên sàn UPCOM

Nguồn: www.vcbs.com.vn

Các chỉ số chứng khoán Mỹ quan trọng

1. Chỉ số Dow Jones DJIA

Chỉ số Dow Jones (DJIA) tổng hợp chỉ số của 30 công ty lớn nhất nước Mỹ (không tính công ty nông nghiệp) như: tài chính, công nghệ, tài chính, bán lẻ và tiêu dùng. Đây là một trong những chỉ số lâu đời nhất nổi tiếng nhất và được sử dụng thường xuyên nhất trên thế giới.

Mặc dù thống kê chính xác và kịp thời các công ty hàng đầu giá trị nhất nước Mỹ nhưng chỉ số Dow Jones cũng có một số nhược điểm như không có tính đa dạng, nó chỉ là chỉ số theo giá chứ không theo dõi hiệu suất thực tế của các công ty được niêm yết.

 

 

Chỉ số Dow Jones tổng hợp chỉ số của 30 công ty lớn nhất nước Mỹ

Chỉ số Dow Jones tổng hợp chỉ số của 30 công ty lớn nhất nước Mỹ (Nguồn: Internet)

 

2 Chỉ số S&P500

Chỉ số Standard and Poor hay còn gọi là S&P500 là chỉ số dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ được niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ. Tỷ lệ và loại cổ phiếu được sử dụng để tính toán được quyết định bởi công ty S&P Dow jones indices.

Rất nhiều nhà đầu tư coi chỉ số S&P500 là thước đo tốt và khách quan nhất của nền kinh tế Mỹ vì Ủy ban nghiên cứu kinh tế quốc gia cũng xác nhận giá trị cổ phiếu phổ thông là nhân tố hàng đầu của chu kỳ kinh tế. Thống kê cho thấy chỉ số này chiếm 80% tổng giá trị thị trường của nước Mỹ.

 

Chỉ số SP500 là thước đo tốt và khách quan nhất của nền kinh tế Mỹ

Chỉ số SP500 là thước đo tốt và khách quan nhất của nền kinh tế Mỹ (Nguồn: Internet)

 

Chỉ số Nasdaq-100

Chỉ số Nasdaq được tổng hợp và xây dựng dựa vào tất cả những cổ phiếu niêm yết trên sàn Nasdaq. Đặc biệt, chỉ số Nasdaq-100 là danh sách thống kê 100 công ty lớn nhất trên sàn Nasdaq không bao gồm doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính. Vì đây là sàn giao dịch chứng khoán lớn nhất nước Mỹ nên các chỉ số của các công ty gắn liền với sàn này cũng rất quan trọng. Chỉ số này gắn liền với các cổ phiếu công nghệ, tài chính, công nghiệp, bảo hiểm và vận tải.

Các công ty trên NASDAQ có khuynh hướng nhỏ hơn và trẻ hơn những công ty trên sàn New York (NYSE). Chỉ số này thường được coi như một chỉ số “cổ phiếu kỹ thuật” đơn giản bởi vì hỗn hợp của nó là hầu hết các công ty công nghệ kỹ thuật mới.

 

Chỉ số Nasdaq là danh sách thống kê 100 công ty lớn nhất trên sàn Nasdaq

Chỉ số Nasdaq là danh sách thống kê 100 công ty lớn nhất trên sàn Nasdaq không gồm doanh nghiệp hoạt động trong ngành tài chính (Nguồn: Internet)

 

Các chỉ số phân tích kỹ thuật cơ bản trong chứng khoán

Khi tham gia vào thị trường chứng khoán thì nếu bạn biết phân tích kỹ thuật thông qua các mô hình và chỉ số phân tích có sẵn là một ưu thế. Điều này giúp nhà đầu tư tự tin hơn với lựa chọn cũng như hạn chế tối đa rủi ro nhờ việc dự án được xu hướng biến động của giá cổ phiếu. Dưới đây là một vài chỉ số phân tích kỹ thuật cơ bản trong chứng khoán bạn nên biết.

 

Đường trung bình động MA

Đường MA hay còn gọi là Moving Average là chỉ số báo hiệu xu hướng biến động của giá cổ phiếu được tính dựa trên biến động giá đóng cửa và khối lượng giao dịch cổ phiếu trong một thời gian xác định.

Đường MA thường có những mốc ngắn hạn như MA10 (10 ngày), MA20 (20 ngày), trung hạn như MA50 (50 ngày), dài hạn như MA100 (100 ngày), MA200 (200 ngày).

  • Trường hợp đường giá cắt đường MA theo chiều từ dưới cắt lên nghĩa là giá cổ phiếu xu hướng tăng dần có nghĩa giá có thể có xu hướng tăng trong ngắn hạn.
  • Trường hợp đường giá cắt đường MA theo chiều từ trên cắt xuống nghĩa là đang báo động giá giảm.
  • Trường hợp đường MA ngắn hạn cắt đường MA dài hạn theo chiều từ dưới lên đang báo động giá cổ phiếu trong ngắn hạn có xu hướng tăng so với dài hạn.

 

Đường trung bình động MA là công cụ phân tích kỹ thuật rất phổ biến

Đường trung bình động MA là công cụ phân tích kỹ thuật rất phổ biến (Nguồn: Internet)

 

Đường trung bình động hội tụ phân kỳ MACD

Đường MACD hay Moving Average Convergence Divergence là một trong những chỉ số phân tích kỹ thuật quan trọng nhất trong đầu tư chứng khoán.

Công thức tính:

MACD = EMA (12) – EMA (26)

Trong đó:

EMA là đường trung bình động lũy thừa được tính bằng công thức hàm mũ. Với chỉ số EMA nhà đầu tư có thể xác định được xu hướng tăng giảm giá chính xác hơn đường SMA (Đường MA cơ bản)

  • Trường hợp đường MACD trên mức 0: Điều này thể hiện giá cổ phiếu trung bình trong 12 ngày cao hơn giá trung bình trong 26 ngày, cho thấy sự tích cực trong diễn biến ngắn hạn sắp tới.
  • Trường hợp đường MACD dưới mức 0: Điều này thể hiện giá cổ phiếu trung bình trong 12 ngày thấp hơn hơn giá trung bình trong 26 ngày, cho thấy dấu hiệu giảm của thị trường.

Chỉ số RSI sức mạnh tương đối

Chỉ số RSI (Relative Strength Index) được áp dụng trong rất nhiều thị trường tài chính hàng hoá không chỉ riêng chứng khoán. RSI giúp nhà đầu tư phát hiện sớm các dấu hiệu quá mua hoặc quá bán của cổ phiếu.

Công thức tính:

RSI = 100 – [ 100 / ( 1 + Mức tăng trung bình / Tổn thất trung bình ) ]

Thời gian tính RSI thường là mốc 14, ví dụ 14 ngày đối với đồ thị ngày và 14 giờ đối với đồ thị giờ.

RSI có giá trị từ 0 đến 100. Cách báo hiệu của RSI theo giá trị như sau:

  • Trường hợp RSI lớn hơn 70 ở một thời điểm xác định nghĩa là cổ phiếu đang ở vùng quá mua hay còn hiểu là mua quá mức. Điều ngày cảnh báo xu hướng đảo ngược giá nhà đầu tư nên lưu ý.
  • Trường hợp RSI thấp hơn 30 nghĩa là cổ phiếu đang ở vùng quá bán, giá cổ phiếu ở vùng này thường ở mức đáy và có thể sẽ tăng cao do khối lượng giao dịch tăng.
  • Trường hợp RSI giữa mức 30 và 70 được xem là vùng trung tính. Nếu đường RSI có xu hướng tăng cắt từ vùng trung tính vừa qua vùng quá mua báo hiệu thời điểm tích cực nên mua và ngược lại.

Chỉ báo Fibonacci

Chỉ báo Fibonacci là chỉ báo quen thuộc trong phân tích kỹ thuật, có nguồn gốc từ lý thuyết toán học đình đám của Leonardo Fibonacci. Theo lý thuyết này, xét dãy số bắt đầu từ 0 và 1, theo quy luật số tiếp theo là tổng 2 số liền trước, dãy số Fibonacci sẽ có quy luật như sau: 0, 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34,…

Từ dãy số này, người ta dễ dàng tính toán được tỷ lệ giữa 2 số liên tiếp trong dãy số sẽ gần bằng 1,618 và gọi đây là một tỷ lệ vàng. Fibonacci được ứng dụng phổ biến trong việc thiết kế đối xứng, vẽ tranh, xây dựng,… và ngay cả trong phân tích kỹ thuật chứng khoán.

Trong các loại Fibonacci thì trong chứng khoán, Fibonacci thoái lui là thông dụng nhất, tiếp đến là Fibonacci mở rộng và Fibonacci hình xoắn ốc,… Khi có biến động giá chứng khoán, các mức kháng cự và hỗ trợ sẽ xuất hiện các tỷ lệ vàng quan trọng là 0.236, 0.382; 0.5; 0.618 và 1. Nhờ vào tỷ lệ này mà nhà đầu tư có thể xác định được điểm giao dịch tiềm năng.

Tuy nhiên, để thực hiện dự đoán bằng chỉ số này cần nhà đầu tư thực hành thường xuyên để xác định được điểm đỉnh và điểm đáy. Sau đó, nhà đầu tư sẽ thao tác trên nền tảng giao dịch và kéo chuột từ điểm đầu đỉnh và đợt chân đáy của từng đợt tăng. Tỷ lệ Fibonacci sẽ tự động xuất hiện trên biểu đồ và nhà đầu tư có thể dễ dàng xác định được xu hướng tiếp theo.

Các chỉ số phân tích tài chính doanh nghiệp quan trọng trong chứng khoán

ROA (Return on total assets)

Chỉ số ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.

Công thức tính:

ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường / Tổng tài sản

Đây là chỉ số đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được dùng phổ biến nhất. Thông thường, nhà đầu tư trước khi chọn cổ phiếu sẽ cần đánh giá ROA của doanh nghiệp qua mỗi năm và so với các doanh nghiệp cùng ngành.

ROE (Return on equity)

ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu. Đây là chỉ số rất quan trọng để xác định được khả năng sinh lợi trong tương lai của cổ phiếu nhờ vào tiềm lực của chính doanh nghiệp

Công thức tính:

ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông / Vốn cổ phần

Tỷ lệ ROE cao qua các tháng nói lên sự phát triển ngắn hạn và dài hạn của công ty. Ở mỗi ngành khác nhau thường có tỷ lệ ROE khác nhau, điển hình như nhóm ngành dịch vụ công nghiệp khoảng 8.5%, nhóm ngành xây dựng là 11%. Để đánh giá được hiệu quả của một công ty cụ thể, nhà đầu tư cần so sánh giữa các công ty khác cùng ngành để có kết luận chính xách nhất.

P/B (Price-to-Book ratio)

Chỉ số P/B được dùng để so sánh giá trị thị trường của cổ phiếu và giá trị sổ sách của cổ phiếu đó.

Công thức tính:

P/B = Giá cổ phiếu hiện hành / Giá cổ phiếu sổ sách tại quý gần nhất

Trong đó, giá cổ phiếu sổ sách = ( Tổng giá trị tài sản – Giá trị tài sản vô hình – Nợ phải trả ) / Số lượng cổ phiếu đang lưu hành

  • Trường hợp doanh nghiệp cụ thể có P/B < 1, tức thị giá thấp hơn giá trị ghi sổ, về lý thuyết điều này có ý nghĩa là giá trị cổ phiếu hiện tại chưa đạt đúng giá trị vốn có và có khả năng tăng trưởng.
  • Trường hợp doanh nghiệp có P/B > 1, phản ánh về kỳ vọng của các nhà đầu tư với cổ phiếu nên sẵn sàng trả mức giá cao hơn nhiều so với giá trị sổ sách để mua vào.

Tuy nhiên, chỉ số P/B cần được kết hợp với nhiều chỉ số khác và nhìn nhận trong thời gian dài để xác định được tiềm năng tăng trưởng của công ty trong tương lai ngắn.

P/E (Price to Earning ratio)

Chỉ số P/E thể hiện mối quan hệ giữa giá cổ phiếu thị trường và doanh thu trên mỗi cổ phiếu. Hiểu cách đơn giản là giá cổ phiếu thực tế theo lợi nhuận của công ty.

Công thức tính:

P/E = Giá thị trường của cổ phiếu / Lợi nhuận trên một cổ phiếu

Chỉ số P/E > 15 thường được cho là an toàn khi chọn cổ phiếu đầu tư. Chỉ số P/E càng cao càng thể hiện được sự kỳ vọng của nhà đầu tư về tiềm năng tăng lợi nhuận của cổ phiếu trong thời gian tới.

EPS (Earnings per share) 

Chỉ số EPS là tỷ lệ thể hiện lợi nhuận sau thuế của công ty phân bổ trên mỗi cổ phiếu thường đang được lưu hành. Đây là chỉ số được xem là đáng tin cậy vì phản ánh sát sao khả năng sinh lợi của một công ty.

Công thức tính:

EPS cơ bản = ( Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi ) / Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu lưu hành trong kỳ

EPS pha loãng = ( Lợi nhuận sau thuế – Cổ tức ưu đãi ) / ( Số lượng bình quân gia quyền của cổ phiếu được lưu hành trong kỳ + Số lượng cổ phiếu sẽ được chuyển đổi )

Ví dụ về sự khác biệt giữa EPS cơ bản và EPS pha loãng như sau:

  • Lợi nhuận sau thuế của công ty X năm 2021 là 500 tỷ đồng
  • Số lượng cổ phiếu đang lưu hành là 20 triệu cổ phiếu.
  • Sắp tới công ty dự định phát hành thêm 20 triệu cổ phiếu.

Như vậy, EPS cơ bản là 25.000đ, trong khi đó, EPS pha loãng là 12.500đ.

Khi đánh giá doanh nghiệp bằng EPS cần xét cả 2 chỉ số EPS cơ bản và EPS pha loãng để có kết luận chính xác nhất. Doanh nghiệp được xem có tiềm năng và ổn định khi chỉ số EPS tăng đều qua từng năm.

 

Nhà đầu tư nên nắm rõ các chỉ số phân tích tài chính để chọn mua chứng khoán tốt

Nhà đầu tư nên nắm rõ các chỉ số phân tích tài chính để chọn mua chứng khoán tốt (Nguồn: Internet)

 

Các chỉ số chứng khoán trên nói lên điều gì?

1. Thể hiện tâm lý của nhà đầu tư

Giá của cổ phiếu bị tác động chủ yếu do quy luật cung cầu trên thị trường. Vì vậy các chỉ số chứng khoán này phản ảnh rất rõ tâm lý cũng như thái độ của nhà đầu tư đối với thực trạng nền kinh tế. Anh em còn nhớ đợt dịch Corona bắt đầu từ tháng 3/2020 chứ? Các chỉ số DowJone, Vn30 sụt giảm hơn 50% giá trị. Nhưng khi tình hình ổn giá lại tiếp tục tăng trưởng và liên tục tạo ra các ATH (All time high).

2. Thể hiện sự tăng trưởng của kinh tế

Không chỉ thể hiện được tâm lý nhà đầu tư mà chỉ số chứng khoán còn cho ta thấy được sự suy giảm hay phát triển của nền kinh tế. Là một kênh tích lũy tài chính nên khi kinh tế phát triển thị trường chứng khoán cũng tăng trưởng. Từ đó, các nhà đầu tư sẽ quan tâm nhiều đến cổ phiếu hơn dẫn đến chỉ số này tăng.

3. Thể hiện hiệu suất hiện tại của thị trường chứng khoán

Tỷ lệ giá trị vốn hóa của thị trường ở thời điểm hiện tại so với giá trị vốn hóa của thị trường tại ngày cơ sở được coi là hiệu suất của thị trường chứng khoán.

Bằng cách xem xét, đánh giá chỉ số chứng khoán thì các nhà đầu tư tổ chức hay cá nhân có thể xác định được tình hình thị trường đang tích cực hay bất ổn. Ngoài ra xem xét các chỉ số chứng khoán ta cũng có thể biết được dòng tiền hiện tại đang đổ vào đâu, nhóm ngành nào hay dịch chuyển hẳn ra khỏi chứng khoán mà tìm đến các kênh trú ẩn như tiền mặt, vàng, Crypto…

4. Thể hiện sự giảm sút của nền kinh tế

Khi thi hoạt động trên thị trường suy thoái hay tụt dốc thì chỉ số chứng khoán cũng biến động theo. Không thể khẳng định rằng, việc đánh giá một thị trường là phát triển hay không chỉ dựa vào các chỉ số chứng khoán vì có khả năng tạo ra bong bóng. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận các chỉ số chứng khoán là thứ đầu tiên khi chúng ta quyết định xuống tiền.

Các chỉ số này là  một trong những cơ sở đánh giá thị trường. Từ đó anh em có thể đề ra kế hoạch đầu tư tiếp theo hợp lý nhất.

5. Các chỉ số chứng khoán Mỹ ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam như thế nào?

Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam kể từ khi BTA được ký kết vào năm 2000. Thương mại đã trở thành một trụ cột của mối quan hệ song phương ngày càng phát triển của hai nước. Điểm hấp dẫn đối với doanh nghiệp Việt ở chỗ Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất thế giới (trên 2.000 tỷ USD mỗi năm) với nguồn vốn, công nghệ dồi dào. Đây chính là thị trường màu mỡ đầy tiềm năng.

Ngược lại, Việt Nam hấp dẫn doanh nghiệp Hoa Kỳ với thị trường gần 100 triệu người tiêu dùng, tăng trưởng tích cực, chính sách thông thoáng, kết nối chặt chẽ với thị trường ASEAN và nhiều thị trường lớn trên thế giới nhờ mạng lưới các hiệp định thương mại tự do. Vì vậy khi thị trường Mỹ tăng trưởng các doanh nghiệp sẽ tiếp tục rót vốn đầu tư sẽ trực tiếp tác động giúp cho các doanh nghiệp Việt phát triển qua đó giúp các chỉ số chứng khoán tăng trưởng.

6. Làm sao để giao dịch được chỉ số? Có nên giao dịch không?

Hiện nay các sàn giao dịch kể cả trong nước và ngoài nước đều cho giao dịch chỉ số theo dạng phái sinh. Anh em có thể giao dịch chỉ số chứng khoán Mỹ ở các sàn quốc tế. Còn trong nước có rất nhiều công ty chứng khoán hỗ trợ anh em giao dịch các chỉ số như VN30, VN-Index.

Giao dịch chỉ số thường dành cho nhà đầu tư chuyên nghiệp vì độ biến động khá cao do đó không khuyến khích cho các nhà đầu tư mới.

Có nhiều nhà đầu tư lại thích giao dịch chỉ số chung như vậy vì họ không thích phải phân tích từng công ty riêng lẻ. Mà họ thường đánh giá tình hình chung của nền kinh tế thông qua các phân tích cơ bản, cách chính sách tiền tệ của các quốc gia. Sau đó dựa vào đó mà đầu tư vào các chỉ số chứng khoán mà họ cho là có khả năng tăng trưởng.

Kết luận

Thị trường chứng khoán như là thước đo sức khỏe của nền kinh tế. Và các chỉ số chứng khoán cho chúng ta biết sức khỏe đó có đang tốt hay không.

Khả năng phân tích các chỉ số chứng khoán cho anh em cái nhìn toàn cảnh về nền kinh tế, sự chuyển dịch dòng tiền và khả năng tăng trưởng trong tương lai. Biết được các chỉ số chứng khoán quan trọng này sẽ giúp ích được cho anh em rất nhiều trong quá trình đầu tư.

Theo anh em còn các chỉ số kinh tế quan trọng nào cần được quan tâm không? Hãy bình luận dưới bài viết nhé.

vn 728_90 (1)

Add a comment